Các loài kiến ở Việt Nam

Các loài kiến ở Việt Nam phổ biến nhất phải kể đến kiến lửa, kiến đen, kiến hôi, kiến thợ mộc hay kiến ba khoang,… Những loài côn trùng này có số lượng lớn, mật độ rộng khắp nước và có khả năng xuất hiện bất kỳ nơi nào. Dưới đây là đặc điểm của một số loài nổi bật nhất mà công ty trừ mối Hoàn Mỹ thu thập được.

CÁC LOÀI KIẾN Ở VIỆT NAM PHỔ BIẾN NHẤT

Việt Nam là đất nước nhiệt đới gió mùa, vô cùng thuận lơi cho nhiều loại côn trùng sinh sôi và phát triển. Trong số này phải kể đến họ hàng nhà kiến. Các loài kiến sinh sống ở nước ta vô cùng nhiều, có mặt từ rừng rậm đến vườn tược, ruộng lúa, nhà bếp, xe cộ và thậm chí là máy bay.

Những loài thường gặp nhất bao gồm:

1. Kiến đen

Kiến đen có kích thước khoảng 2,5 đến 3mm, bên ngoài có màu đen bóng. Loài kiến này đẻ trứng và khi ấu trùng nở ra ngoài sẽ được kiến trưởng thành nuôi dưỡng. Chúng sống theo bầy đàn với số lượng đông đảo. Kiến đen thích làm tổ dọc theo các vết nứt của bức tường, thân gỗ mục hoặc xi măng.

Các loài kiến ở Việt Nam

Loài kiến này chủ yếu thích kiếm thức ăn trong nhà bếp, rác và thậm chí là phân động vật. Chúng không tấn công người nhưng lại có nguy cơ lây khuẩn cao cho chúng ta, đơn cử chính là bệnh khuẩn salmonella. Để diệt kiến đen hiệu quả bạn cần phải tìm ra và xử lý tận gốc tổ của chúng hoặc nhờ đến các dịch vụ diệt kiến tại nhà hiệu quả bởi loài này số lượng cá thể trong đàn lên đến hàng ngàn con.

2. Kiến lửa

Kiến lửa có màu nâu đồng trên phần đầu và thân, bên dưới bụng sậm màu hơn. Kích thước cũng có sự phân biệt rõ ràng giữa kiến chúa và kiến thợ. Kiến chúa có kích thước từ 5-8 mm, kiến thợ dài khoảng 1,8mm. Thức ăn yêu thích của loài này chính động vật chết như côn trùng, giun đất, các loại động vật có xương sống.

Các loài kiến ở Việt Nam 1

Đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn là kiến thợ. Các con kiến thợ sẽ thu thập dịch ngọt, protein và chất béo về cho đàn. Kiến lửa làm tổ dưới đất, một ụ tổ có thể cao đến 40 cm. Kiến lửa rất hay tấn công người, vết cắn của chúng khá đau và thường gây ra phản ứng viêm, phồng da trong vòng 48 giờ.

3. Kiến hôi

Kiến hôi có kích thước khoảng 1,5-2 mm, có khả năng sống đến nhiều năm. Loài kiến này chủ yếu tìm kiếm thức ăn trong nhà, thích thực phẩm có đường và thức ăn của vật nuôi. Chúng thích làm tổ nơi ẩm thấp, số lượng cá thể trong đàn dao động từ 100 đến 10.000. Điểm đặc biệt để nhận biết loài kiến này chính là mùi hôi đặc trưng phát ra khi cơ thể chúng bị đè nát.

Các loài kiến ở Việt Nam 2

Loài kiến này gây hại ở điểm chúng tấn công liên tục vào thức ăn và thực phẩm khiến chúng ta rất khó khăn trong việc bảo quản cũng như đuổi chúng ra khỏi nhà.

4. Kiến ba khoang

Những năm gần đây loài kiến này đang là mối đe dọa của nhiều người dân không chỉ khu vực nông thôn mà còn cả thành thị. Vốn dĩ kiến ba khoang chỉ sống ngoài bờ ruộng nhưng do nguồn thức ăn khan hiếm, cộng thêm việc người nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật khiến chúng rối loạn và xâm nhập vào nhà người dân.

Các loài kiến ở Việt Nam 3

Loài kiến này có 3 đôi chân, thân chia làm 3 khoang rõ rệt, đuôi nhọn chứa độc tính cao. Kiến ba khoang không chủ động tấn công người nhưng nếu chẳng may tiếp xúc loại kiến này da chúng ta sẽ phản ứng dữ dội. Các triệu chứng khi dính phải kiến ba khoang chính là hiện tượng phồng rộp, viêm đỏ vùng da, và nếu như dính vào mắt có thể gây mù tạm thời.

Ngoài các loại kể trên, các loài kiến như kiến vàng, kiến thợ mộc, kiến đường,… cũng rất phổ biến ở Việt Nam.

Như vậy, Hoàn Mỹ đã điểm qua một số loài kiến phổ biến với đặc tính và mức độ gây hại của chúng. Hy vọng, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích!

Tin liên quan

Design by iWeb247.vn - Thiết kế website chuyên nghiệp